CISS JOURNEY
Wild Rhino Campaign | Chiến dịch Tê Giác Hoang Dã
(English below)
Sau 20 giờ bay và 30 phút lái xe từ Việt Nam đến Dubai, chúng tôi cuối cùng cũng đặt chân đến Durban, Công viên Yellowwood, Nam Phi. Sáng 08 tháng 07, chúng tôi đến Công viên Hluhluwe–Imfolozi. Tôi thuộc đội 9 người, trong đó gồm 4 Đại sứ Tê Giác Trẻ đến từ các trường Quốc tế khác là Juliet, Sarah, Mike và John, 2 hướng dẫn viên: thầy Ian và thầy Mandla, 1 giáo viên đến từ trường Quốc tế Á Châu - thầy Đồng, và chú Mark - nhà báo.

Đầu tiên, chúng tôi đến thăm trại Tê Giác mồ côi nằm trong Công viên Quốc gia. Nạn săn lậu đã đẩy loài Tê Giác đến bờ vực nguy hiểm. Trại mồ côi dành cho Tê Giác là bằng chứng cho tội ác và sự ích kỉ của con người. Ở trại có ít nhất 10 chú Tê Giác mồ côi, nhiều giống màu đen hơn trắng. Tôi khám phá ra rằng Tê Giác đen thì năng động và hiếu kì hơn, trong khi những chú Tê Giác trắng lại rất nhút nhát và dè dặt. Da của chúng tuy thô nhưng mềm, trái ngược hẳn với vẻ ngoài thân thiện của chúng. Ngay khoảnh khắc được chạm vào chúng, tôi nhận ra giữa chúng tôi và thiên nhiên có một mối liên hệ sâu sắc khiến tôi rất nóng lòng trải nghiệm.
Tôi nhớ rõ câu nói: “Hãy cởi trói sự hoang dã trong bạn” từ thầy Matthew, Trưởng Quỹ Hoang dã trước khi lên đường. Tại thời điểm nghe tôi chẳng buồn quan tâm vì ôi sao sến quá. Tôi không biết mình sẽ đối mặt với “sự hoang dã” nhanh đến thế sau khi ăn trưa tại Imfolozi và phải rửa chén bằng cát! Trong đầu tôi thốt lên “Wow, mở đầu đã như thế này thì sau đó sẽ ra sao đây?”. Chưa kịp lo nghĩ xong, tôi đã phải mang vác chiếc túi nặng 25kg và tiếp tục cuộc hành trình. Thầy Ian nói “Các con hãy tìm con đường bình yên của riêng mình, đó là cách để các con khôi phục lại sự gắn bó với thiên nhiên và bản thân mình.”

Ngay khi đến nơi cắm trại đêm đầu tiên, chúng tôi vội tháo hành lý nhanh như khi cố hoàn thành bài tập cho kịp hạn nộp vậy. Thật buồn cười khi thầy Ian và thầy Mandla lại hoàn toàn đối lập, từ tốn dựng lửa trại và nấu ăn - Món Gà a la King.
Đêm trực đầu tiên thật điên rồ, thầy Ian và thầy Mandla đã dạy chúng tôi về sự nguy hiểm của thế giới hoang dã, cách nhận biết tiếng của các loài động vật, làm thế nào để sử dụng đèn mà không làm phiền đến người khác vào buổi tối. Và quan trọng nhất là, mỗi người đều phải thay phiên nhau canh chừng MỘT MÌNH. Thật sự mà nói tôi đã vô cùng hoảng sợ, không phải vì các loài động vật mà vì áp lực khi phải giữ cho cả đội an toàn. Chưa một ai, ngay cả bản thân, cũng chưa đặt niềm tin vào tôi nhiều đến vậy. Tôi có thể nghe thấy tiếng của sư tử, linh cẩu, ếch nhưng không biết chúng đang ở đâu. Đây là “phát súng” đầu tiên trong công cuộc khôi phục sự hoang dã, cách ly hoàn toàn với cuộc sống thành thị, không điện thoại, không công nghệ; Là “hiện thực” rằng không thứ gì được đảm bảo, ngay cả sự an toàn của bản thân. Hai điều duy nhất mà tôi có thể dựa vào là hàng triệu vì sao và dải ngân hà.
Ngày thứ hai, ơn trời rằng chúng tôi còn sống. Tháng 7 là mùa Đông ở Nam Phi, về đêm nhiệt độ có thể rơi xuống -4 độ C. Thật ngạc nhiên khi tất cả chúng tôi phải mặc áo len mùa đông dày ở châu Phi. Dòng sông ở ngay cạnh vách đá (nơi chúng tôi cắm trại), độ ẩm đã tạo nên một làn sương mù dày khiến chúng tôi khó quan sát vào buổi sáng. Gió nhanh chóng thổi tan sương mù, và trước mắt chúng tôi là 2 chú Tê Giác, 1 mẹ và 1 con đang uống nước. Tôi vô cùng ngạc nhiên, liền chộp lấy ống nhòm và nhìn chăm chú trong suốt 10 phút. Riêng Juliet thì chụp ảnh chúng như những tay săn ảnh thực thụ. Tôi vô cùng biết ơn những trải nghiệm hấp dẫn này. Các nhóm săn trộm vẫn chưa tiếp cận được với những giống loài xinh đẹp này nhờ vào nỗ lực của quỹ và hội bảo tồn động vật. Mọi thứ tại nơi đây đều rất mới mẻ, những trải nghiệm, bầu không khí trong lành, các loài động vật, lối sống, con người, và giờ đây tôi đã không còn cảm thấy sợ hãi nữa.

Những ngày tiếp theo, chúng tôi dần cảm thấy thoải mái hơn với đống hành trang nặng trên vai, cảm giác các cơ bắp căng cứng trên những con đường gồ ghề và khô hạn. Chúng tôi nhìn thấy một chú voi đực già to lớn dễ dàng bẻ gãy thân cây. Hươu cao cổ, linh dương, ngựa vằn và khỉ đầu chó chạy khỏi bụi cây ở ngọn đồi bên cạnh. Những loài động vật này có khứu giác rất nhạy và giữ bình tĩnh tốt, hươu cao cổ có thể quan sát môi trường tận 30 phút trước khi uống nước. Mặc dù đội không có cơ hội nhìn thấy những loài ăn thịt, nhưng chúng tôi đã nghe thấy âm thanh cảnh báo từ bầy ngựa vằn. Thầy Mandla nói những chú sư tử đang bắt đầu săn mồi. Khi hướng dẫn viên dẫn chúng tôi tiến đến xác của một chú hươu cao cổ, thời gian tử vong được tính toán khoảng cuối tháng 6. Xác chú bị sư tử, linh dương, kền kền ăn thịt. Tôi có thể nhìn thấy dấu vết và lông của chúng. Tôi quan sát chú hươu cao cổ thật kĩ, chạm vào da của chúng, những thớ cơ cứng cáp, cấu trúc xương, tôi nâng đầu và chân chú lên để xem thử sức nặng.
Phần tôi thích nhất là khi cả đội đã tạo được mối liên kết với nhau. Từ ngại ngùng khi gặp nhau trên xe đến trở thành những người bạn có thể thoải mái thay đồ trước mặt, thay phiên nhau đi vệ sinh, chọc ghẹo nhau, chụp hình trong những tư thế hài hước, và chọn biệt danh theo văn hóa của người Zulu. Khoảng thời gian tuyệt nhất là khi chúng tôi tắm sông cùng nhau, tôi bắt đầu trò chơi múc bùn và quẹt lên bạn. Chúng tôi rượt đuổi nhau, la hét khi bị kéo xuống sông, tóc và quần áo thì ướt sũng. Mặc dù gió thổi rất lạnh nhưng trái tim của chúng tôi vẫn thấy ấm áp và đong đầy. Những trò vui này khiến tôi nhớ về tuổi thơ của mình.

Tôi yêu sự mạo hiểm, khắc nghiệt, niềm vui, những mối quan hệ, nỗi sợ hãi trước văn hóa người Zulu và Mẹ thiên nhiên trong 5 ngày qua. Tôi rất biết ơn những điều khiến tôi chọn tham gia chuyến đi này. Đây là một đặc quyền khi được tham gia để tận mắt chứng kiến thế giới hoang dã và văn hóa của người Zulu (sự hình thành của vương quốc Zulu). Tôi biết ơn việc được khám phá ở những ca trực đêm và giờ kể chuyện của thầy Ian. Tôi nhận ra đây là những cảm xúc này không thể giải thích bằng lời, nhưng là thứ tôi có thể gìn giữ cho những chuyến thám hiểm tiếp theo của mình. Ý thức và nghĩa vụ bảo vệ thế giới hoang dã sẽ theo tôi đến Việt Nam, Đài Loan, và bất cứ nơi nào tôi đến.
#Don’t use Rhino horns
After 20 hours of flying, and 30 minutes of driving from Vietnam to Dubai we finally reached our destination - Durban, Yellowwood Park, South Africa. On the morning of July 8th, with the company of total strangers, we arrived at Hluhluwe–Imfolozi Park. I was in a team with nine people, four other Youth Rhino Ambassadors from other international schools: Juliet, Sarah, Mike, and John; two guides: Mr. Ian and Mr. Mandla, one teacher from the Asian International School - Ms. Dong, and a professional writer - Mr. Mark.
We first visited the Rhino Orphanage located, ironically, right in the national park where, despite being protected, they still have a need for an orphanage due to poaching. Although the foundation has been working hard at addressing the issue locally; the problem still exists. The rhinos have done nothing wrong, but human greed has placed them at risk and it is still a struggle to provide a simple life for them in the wild. The rhino orphanage is the evidence, it is the product of wildlife crime, and the rhino orphans are the sacrifices of our selfishness. There were at least 10 rhino orphans, more black rhinos than white rhinos. What I found most interesting was that while visiting, the Black rhinos are more active and curious, while the white rhinos are shy and more reserved. In getting to meet the rhinos I found that their skin was rough but surprisingly soft; which contrasts their appearance and their friendly nature. It was from this interaction, that I knew there is this deeper connection between us and nature that I hoped to experience on the trail.
I can still remember the quote, “Unleash your wilderness”, from Mr. Matthew, the Chief of the Wilderness Foundation before the trail. However, at the time it sounded so cheesy that I wasn’t paying much attention. I didn’t expect the “wilderness” would hit me so quickly right after the first lunch at Imfolozi Park where we cleaned the dishes with sand! I could only think of, “oh wow, if this is just the beginning, what’s next?”. Ian didn’t give me time to worry about it, but to pick up and carry our 25kg backpacks and step out into the wild. Ian said, “Find your own pace and peace while you are walking, it is for you to restore the connection with the wild and your true self.”
As soon as we arrived at our first-night camp, our “city” soul started to unpack everything like how we are rushing to get our assignments done before the deadlines. It is funny to see the contrast between the two guides and us. Ian and Mandla took their time, slowly but steadily built a campfire and cooked our first meal - Chicken a la King.
The first night shift was insane, Ian and Mandla taught us the danger of wildlife, how to distinguish the sound of animals, how to flash the light so we wouldn’t disturb other people at night. Most importantly, everyone was going to take a turn, and each of us was going to do this ALONE. I’m not going to lie, I was terrified, not because of the animals but because of the pressure of the whole group’s safety. I have never had this level of trust in someone else, even in myself! I could hear the lions, hyenas, the frogs that croaked like “ PHO” and I had no idea where they were. It’s the first trigger of the wild’s restoration, the complete isolation from the city, no phones, no technology; it is the “reality” where nothing is guaranteed, not even our safety. The only two things you could rely on were the countless stars and galaxies.
The second day, we were still alive, thankfully. July is winter in South Africa, and the temperature could drop to -4 -degrees celsius at night. All of us were wearing thick woolen winter clothes in Africa, surprisingly. The river was right below the cliff (our camp), the moisture formed fog and we could barely see anything in the morning. A wind soon took away the fog, and there were two rhinos, a mother and a cub rhino right in front of the river, drinking. I was amazed, I picked up my binoculars and stared at them for a solid 10 minutes. Juliet took her camera out and shot them like a paparazzi. I was grateful for the experience; the poachers have yet to reach these beautiful species - the effort from the foundation and the conservation were successful. Everything was brand new here, the experience, the fresh air, the animals, the lifestyle, the people and this time, and I am no longer in fear.
During the next couple of days, we continued our journey, getting more and more comfortable with our heavy backpacks, the tension in the muscles on the rocky, dry land. We saw an old male elephant, gigantic but magnificent, break the tree’s trunk with ease. Giraffes, inyalas, impalas, zebras, and baboons that ran away after my team got out of the bush on the other side of the hills! These animals have incredible senses, and self-control as it took 30 minutes for the giraffes to observe the environment just to drink some water. Although my team didn’t get to see a predator, we heard the warning bray from zebras and Mandla said the lions were hunting. When the guides brought us to a dead giraffe, the estimated time of death was around the end of June. The body was eaten by the lions, the hyenas, the vultures that I could see their trace and feathers. I observed the giraffe carefully, touching its skin, the rotten muscles, the bone structure, lifting its head and legs up to see how heavy it was.
My favorite part was when my team formed our unique bond. From the awkwardness in the van to friends who are able to change in front of each other, take turns to make a bowel moment, conduct pranks, take photos with hilarious postures, and pick a family nickname according to the Zulu culture. The best time was when my team went into the river and took a shower with our clothes on, I started the game by digging the mud out and wiped it on my friends. We started to chase each other down, yelling jokingly for help when we pulled each other down into the river, all of our hair and clothes were soaking wet. It was cold when the wind blew, but our hearts were full. All of these childlike acts brought me back to my childhood with a slight twist by having a crocodile 50 meters away from us.
I loved the danger, intensity, the sparkling joy, the unbreakable bonds, the awe toward the Zulu culture and Mother Nature in these five days. I am grateful for everything that led me to this trip. I feel privileged for being able to see wildlife and the remains of the Zulu culture (the formation of the Zulu Kingdom) when most people can’t. I appreciated the self-discovery that I was able to have during those night shifts and storytime with Ian. I realized those cliches are no longer just verbal expressions, but something I could keep within myself moving onto the next stage of my adventures. A sense of empowerment and duty of saving the wildlife I will carry back to Vietnam, to Taiwan, and everywhere I go.
#Don’t use Rhino horns
Valison Lee, CIS