CISS JOURNEY
CIS TET - The Journey to explore and spread our homeland culture

Life changes every day but Tet retains a sense of Vietnamese traditional culture. For CIS students, Tet is always an interesting and meaningful experience. In the Year of the Rat 2020, the Canadian International School (CIS) took its theme and inspiration from the following lines of a poem:
"The train on Tet
From the North to the South
Spreading the love
And preserving national identity"
The train from the Northwest mountains to Saigon inspires students to explore the diversity of cultural regions with their traditional values and unique identities: the Northern West Region, the Northern Region, the Central Region and the Southern Region.
Tet among the Northwest's Majestic Nature
When Ban blossom blooms in the midst of majestic mountains and Xoe tribes dance, the trumpet sounds the beginning of spring in the Northwest mountains. Tribal people don their beautiful clothes and their laughter warms a cozy atmosphere in the Tet markets of the Northwest mountains.
In the warm and sunny Southern Region where CIS is located, students are also excited to prepare for a Tet Fair. Grades 9 and 11 students revived the characteristics of the northern mountainous culture constructing their own fences, bamboo water wheel, baskets and items familiar to and symbolic of the ethnic minorities.
Grade 12 students expressed the beauty of the northern mountainous nature and culture through the study of literature and created posters to represent literary works celebrating spring in the highlands. They also had the chance to immerse themselves in the bustling atmosphere of spring by learning and performing the traditional North Western dance, “De Mi noi cho ma nghe”.
To convey Tet messages to the CIS family, Grade 8 students created their own small, lovely cards, inspired by the texture of brocade fabric. Laughing Kindergarten students, arranged white Bauhinia Variegata to make beautiful bouquets.
CIS Grade 11 student, Que Anh said, “We live in the South but through this activity I have come to love and respect the natural beauty of the North and the rich culture of the minority people”.
Traditional Tet in the Nothern Region
Leaving the North West mountains we travel the river to the North Delta, the historical ground of Vietnamese culture. This area is familiar to us through the image of the typical Vietnamese countryside village which was created by the Grades 5, 6, 7, 9 and 11 Saturday Vietnamese Classes.
A banyan tree at the village entrance, a small market with flowers, fruits, calligraphy couplets, and a straw house were all made by the Grade 9 and 11 Saturday Vietnamese Classes. Grade 5 students made posters of folk games from Dong Ho paintings. Grade 7 students researched and expressed feelings about spring in the Northern Region with representative peach blossoms and rosehip buds, spring paintings, and essays. The Grade 6 students conveyed the message that simple homeland beauties are the reason we always return to this region. They paid their tribute through their performance of the traditional “Que toi” dance.
Thanh Giang, CIS Grade 9 student, shared: “The Goi ten que huong” project was only a model with icons. This project brought us many interesting experiences. Besides learning skills, we also loved the images and profound values of the Northern Region as a cultural trait of Vietnamese origin. If I am far away from home someday, those mages will give me the spiritual strength to keep moving on”.
Tet in the cultural heritage land - The Central part of Vietnam
Arriving in the Central Region we celebrate the pride of UNESCO World Heritage sites. In this early Spring, Grades 5-6-9 and10 CIS students were eager to share their discoveries, and experiences through their multidisciplinary study of the region.Their project is titled, “Spring in Vietnamese Heritage”.
In a spirit of creativity, students persevered and paid meticulous attention to the creation of a replica of the famous
Hoi An Ancient Town. A small corner of the market is filled with Vietnamese cultural features. In the Hoi An Ancient Town, you can explore the old architecture from the 15th century, immerse yourself in the world of colourful lanterns, wander around under the flower arches, and listen to the sounds of spring. This small market with various Tet items is also reminiscent of Hoi An’s history as a bustling trade center.
A special feature for this spring, is the celebration of Ho Hat Bai Choi, a vital Tet activity in the Central lands. Under the
bamboo huts, students revelled in role play, hummed the traditional songs, listened to the sound of bamboo sticks and
laughter while realizing national pride can come from the most simple things. Grades 5-6 students also showed their creativity and flare for the aesthetic by contributing their paintings of world heritage sites and Tet activities in this cultural space.
They expressed their enthusiasm on the petal of each flower they created for the Tet market. This journey helped our
students cultivate a love and pride in their country. Along with the theme of exploring the Central land of Vietnam, Grades 1-2-3 students enthusiastically prepared amusical performance called, "Ho Ba Ly". They enjoyed the
melody of the folk songs and immersed themselves in therhythm of the sea.
Tet in the Southern region of Vietnam
Discovering the Southern culture through the History, Geography and Civics Education programs, students from Grades 6,8,9,10,11 and IB cooperated in a project called, “CIS Spring 2020”.
Grade 10 CIS students and Grade 11 IB students made a replica Ben Thanh Market to recreate the lifestyle of the Southeast people. They created the market’s North Gate to represent the greeting card trade which celebrates iconic features of the South.
Grade 6 students designed a recycling project. Using recycled plastic they created planters and pencil cases decorated with images characteristic of the Southern Region. Like a real marketplace these products are for sale. This project brings together CIS students’ entrepreneurial spirit and their work as global citizens’ committed to environmental awareness.
A unique legendary car, the Lam Bro, a typical mode of transportation in ancient Saigon was also on exhibit.
The Grades 4 and 5 students made their own greeting cards and “bao li xi” / “red envelopes” to send their Tet wishes to their beloved families.
To share information about Southern cuisine and cultural games, Grade 8 students produced a variety of informative posters. The floating market is a well known feature of Western Vietnam. Grades 9-10 OSSD students designed a model of a Floating Market, and created products using coconut leaves to display images of the Southern Region and its unique atmosphere.
TẾT CIS - Hành trình khám phá văn hóa, lan tỏa tình yêu quê hương
Cuộc sống đổi thay từng ngày nhưng Tết vẫn luôn là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu. Đối với học sinh CIS, Tết là một trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. Tết Canh Tý năm 2020, trường Quốc tế Canada (CIS) lấy chủ đề thông qua bốn câu thơ:
“Chuyến tàu ngày Tết
Kết nối quê hương
Lan tỏa yêu thương
Giữ gìn bản sắc”
Chuyến tàu từ Tây Bắc về Sài Gòn sẽ truyền cảm hứng cho học sinh khám phá những sắc màu đa dạng của các vùng văn hóa. Chuyến tàu sẽ truyền tải ý nghĩa của giá trị truyền thống và bản sắc riêng của các vùng văn hóa: Miền núi phía TÂY Bắc; Miền Bắc; Trung bộ và Nam bộ.
Tết giữa thiên hùng vĩ Tây Bắc
Khi hoa ban trắng bung nở giữa bạt ngàn núi non hùng vĩ, khi tiếng kèn gọi bạn réo rắt bản nhạc âm vang núi rừng với điệu xòe hoa rực rỡ, cũng là lúc mùa xuân bắt đầu trên núi rừng Tây Bắc. Cứ thế tiếng khèn cất lên,
người người xúng xính áo quần, hòa tiếng cười giòn tan trong làn khói ấm của không gian chợ Tết…
Trong nắng ấm của miền Nam xa xôi, học sinh CIS cũng hồ hởi chuẩn bị một mùa chợ Tết. Các bạn lớp 9 và 11 đã tái hiện những nét đặc sắc của vùng văn hóa miền núi phía Bắc bằng việc tự tay tạo nên những hàng rào
đá, cây cọn nước, gùi và các vật dụng quen thuộc của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
Các bạn học sinh lớp 12 lại tìm thấy những nét đẹp của thiên nhiên và văn hóa vùng núi phía Bắc qua hoạt động sáng tạo poster tìm hiểu những tác phẩm văn học về mùa xuân trên rẻo cao và hòa mình vào không khí rộn ràng của mùa xuân miền núi phía Bắc qua tiết mục nhảy - múa “Để Mị nói cho mà nghe”.
Để truyền tải thông điệp yêu thương đến đại gia đình CIS, học sinh khối 8 đã sáng tạo những tấm thiệp nhỏ xinh, lấy cảm hứng từ họa tiết của chất liệu vải thổ cẩm, gửi gắm vào đó rất nhiều tình cảm và lòng biết ơn, trân trọng nét văn hóa làng nghề truyền thống của vùng đất có thiên nhiên trù phú và con người tài hoa này.
Các em học sinh mầm non lại rất hào hứng khi được cầm trên tay những bông hoa ban trắng nhỏ xinh để kết lên cành.
Quế Anh - G11 chia sẻ: “Dù ở rất xa mảnh đất địa đầu tổ quốc nhưng thông qua việc được trải nghiệm những hoạt động sáng tạo về chủ đề Chợ Tết ở CIS, em thêm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và càng tự hào hơn về những nét văn hóa đẹp đẽ của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta”
Tết truyền thống Vùng Đồng bằng Bắc bộ
Tạm biệt miền núi phía Bắc, mời các bạn xuôi dòng sông Hồng đến với Đồng bằng Bắc bộ – vùng đất lịch sử lâu đời cũng là cái nôi của văn hóa truyền thống người Việt. Đến với Bắc bộ, chúng ta như được trở về với
không gian quen thuộc qua mô hình làng quê do các em học sinh khối 5, 6, 7 và khối 9, 11 (chương trình Tiếng Việt ngày thứ Bảy) cùng thực hiện.
Mô hình do các em học sinh khối 9 và 11 (chương trình ngày thứ bảy) tái hiện với các hình ảnh quen thuộc của cây đa, cổng làng, phiên chợ nhỏ nhộn nhịp từ sáng tinh mơ với hoa, quả, câu đối, những mái nhà rơm đơn
sơ. Học sinh khối 5 đã làm các poster về trò chơi dân gian từ tranh đông hồ. Khối 7 nghiên cứu về mùa xuân đất Bắc với những sản phẩm hoa đào, nụ tầm xuân, tranh xuân ngày Tết, bài luận, …Khối 6 đã miệt mài chuẩn bị cho tiết mục múa “Quê tôi” với lời nhắn nhủ: quê hương luôn là động lực níu chân ta quay về.
Giang Thanh lớp 9 CIS chia sẻ: “Gọi tên quê hương” tuy chỉ là mô hình với những hình ảnh biểu tượng nhưng dự án đã mang đến cho chúng em những trải nghiệm thú vị. Ngoài những kĩ năng được học, chúng em còn biết trân quý hình ảnh quê hương Bắc bộ như một nét văn hóa của cội nguồn dân tộc Việt Nam. Nếu một ngày kia xa quê hương, những hình ảnh ấy sẽ là hành trang quý báu theo chúng em đến những chân trời mới.
Tết trên mảnh đất miền Trung di sản
Học sinh CIS khối 5, 6, 9, 10 và 11 đã trải nghiệm dự án liên khối “Xuân về trên di sản Việt” với sản phẩm là không gian văn hóa miền Trung gắn liền với những biểu tượng di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO vinh danh.
Bằng tinh thần sáng tạo, kiên trì và bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của các bạn học sinh, phố cổ Hội An hiện lên sinh động và duyên dáng trong sắc vàng cổ kính. Một góc chợ nhỏ nơi phố cổ thắm đượm bản sắc văn hóa Việt cũng được các bạn tái hiện khéo léo.
Với góc phố cổ Hội An, học sinh được khám phá lối kiến trúc cổ kính lưu dấu từ thế kỷ XV với thế giới đèn lồng lung linh, vòm hoa giấy rực rỡ, và hàng mái ngói cổ. Phiên chợ nhỏ đa dạng mặt hàng ngày Tết cũng tái hiện về một thời giao thương nhộn nhịp nơi đây.

Đặc biệt, các bạn học sinh còn được trải nghiệm nghệ thuật dân gian Hô Hát Bài Chòi vốn là một hoạt động không thể thiếu trong các khu chợ Tết miềnTrung. Dưới những chiếc chòi còn xanh bóng màu tre, khi các bạn say sưa vào vai
anh hiệu, chị hiệu, ngân nga câu ca ông bà ta đã hát tự bao đời, nghe tiếng tre vỗ chạm vào nhau, và nhận ra niềm tự hào dân tộc đến từ những điều giản dị nhất…
Học sinh khối 5, 6 thử tài nghệ với các tác phẩm tranh vẽ tái hiện di sản thế giới tại miền Trung và khung cảnh sinh hoạt ngày Tết. Các bạn cũng đặt tâm huyết lên từng cánh hoa hay đôi liễn xuân cho phiên chợ Tết. Hành trình khám
phá này giúp các bạn nuôi dưỡng tình yêu và niềm tự hào dành cho quê hương đất nước.
Các bạn nhỏ từ lớp 1, 2, 3 thì chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ “Hò Ba Lý”. Các em thích thú với giai điệu vui tươi của bài dân ca, hòa mình trong nhịp chèo khua vào mạn thuyền, với sóng biển lắc lư điệu nhảy cá tôm, với câu ca vang vọng trên biển cả…
Tết trên vùng sông nước Nam bộ hữu tình
Kết hợp khám phá kiến thức văn hóa Nam bộ trong chương trình Lịch Sử-Địa Lý và Giáo Dục Công Dân, các em học sinh lớp 6,8,9,10,11-IB đã cùng hợp tác trong dự án “Chào xuân CIS - 2020”.
Các học sinh lớp 10 trong chương trình Tiếng Việt ngày thứ Bảy và lớp 11- IB đã cùng nhau xây dựng hình ảnh chợ Bến Thành nhằm tái hiện lối sống sinh hoạt của người dân Đông Nam bộ. Các em đã dựng mô hình cửa Bắc của chợ
cùng với hoạt động buôn bán những tấm thiệp xinh xắn giới thiệu danh lam thắng cảnh của vùng đất miền Nam. Học sinh lớp 6 thì đóng góp với dự án tái chế rác thải nhựa với các sản phẩm hộp bút, chậu cây... Sản phẩm được bày bán
với những hình ảnh vừa mang nét đặc trưng của văn hóa Nam bộ lại vừa mang thông điệp bảo vệ môi trường và ý thức về trách nhiệm toàn cầu.
Một nét độc đáo trong trong không gian trưng bày về chợ tết ở Nam bộ là chiếc xe lam “huyền thoại” - phương tiện di chuyển đặc trưng của người dân Sài Gòn xưa trong nội thành và liên tỉnh. Với sự hồn nhiên, nhí nhảnh của mình,
các bạn học sinh lớp 4, 5 đã tự tay làm nên những tấm thiệp ngộ nghĩnh cùng với bao lì xì xinh xắn gửi gắm những lời chúc tốt đẹp đến những người thân yêu. Nhiều sản phẩm Poster cũng được chính các bạn học sinh lớp 8 thực hiện
nhằm giúp độc giả hiểu hơn về phong tục, ẩm thực đặc trưng, trò chơi dân gian vào dịp tết ở xứ sở Nam bộ.
Không gian văn hóa Chợ Nổi vốn dĩ đã trở nên quen thuộc với người dân miền Tây sông nước. Học sinh lớp 9 và lớp 10 OSSD đã thiết kế và trưng bày mô hình không gian văn hóa Chợ Nổi cùng với việc bày bán gian hàng gỏi cuốn,
tạo hình nghệ thuật từ lá dừa mang đến hình ảnh một vùng đất Nam bộ với văn hóa chợ độc đáo.