top of page
Tìm kiếm
  • Ảnh của tác giảCISS JOURNEY

Từ "Hồn Trương Ba da hàng thịt" ngẫm về bài học tuổi trẻ

Đã cập nhật: 19 thg 11, 2019

Nhóm học sinh IB năm 2


Tác phẩm “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ là một vở kịch đặc biệt mang tính thời sự và nhân văn sâu sắc. Chúng em được khám phá không gian nghệ thuật cũng như hình tượng nhân vật đặc sắc. Vở kịch đã thể hiện quan điểm sống hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc đời mỗi người. Chúng em đã thảo luận, thuyết trình, tranh luận nhằm hiểu về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật và thông điệp của vở kịch.


Phần đặc biệt nhất trong hành trình khám phá vở kịch chính là những chia sẻ và giảng dạy thú vị từ vị khách mời - cô Nguyễn Thị Kiều Oanh - chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Giáo dục Khôi Nguyên. Với sự sắc sảo và đam mê của một nhà báo và những trải nghiệm của một công dân Việt Nam trong thời kì đổi mới, cô Oanh đã giúp chúng em nhận thức và hiểu rõ hơn về bối cảnh văn hóa xã hội cũng như những câu chuyện về Lưu Quang Vũ khi kịch Việt Nam đang trong thời kì hoàng kim nhất.



Cô Oanh đã cho chúng em hiểu hơn về những thành ngữ sử dụng trong vở kịch. Điển hình là câu nói “nén bạc đâm toạc tờ giấy” mà con trai Trương Ba đã sử dụng. Câu nói này ban đầu đối với em chỉ đơn thuần là nhấn mạnh sức mạnh của đồng tiền trong việc thay đổi luật lệ trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, từ những trải nghiệm của bản thân, cô Oanh đã truyền đạt cho chúng em hiểu về mặt trái vô cùng tiêu cực của xã hội ở mọi thời đại chứ không phải chỉ có thời gian mà vở kịch viết. Đó là một câu nói thể hiện được một xã hội mang một đạo đức suy đồi, không còn coi giá trị về đạo đức và phẩm cách của những người nắm giữ tâm lý. Hơn thế, nếu như với suy nghĩ hạn hẹp của em thì tờ giấy là hình ảnh của luật pháp, và nén bạc là đồng tiền đút lót. Nhưng cô Oanh đã cho chúng em thấy tờ giấy còn trên cả luật pháp, nó chính là biểu tượng của công lý, nén bạc là đổi ngược công lý. Từ đó, cô đã cho chúng em mở rộng và liên kết với những hiện tượng thực tế đang diễn ra trong xã hội. cô Oanh muốn nhắn nhủ chúng em rằng ai cũng có quyền quyết định giá trị cuộc sống của chính bản thân họ. Nhưng chúng ta cần được giáo dục để ta có thể tôn trọng sự khác biệt của mỗi con người. Từ đó, cô đã giúp chúng em hiểu hơn về sự thành công của Lưu Quang Vũ trong việc truyền đạt thông điệp đến độc giả, giúp họ tự đánh giá theo các quan điểm khác nhau.


Cô Oanh cũng đã giúp chúng em hiểu hơn về tư tưởng của những người trẻ, mượn hình ảnh của Anh con trai, coi thường trung nghĩa đạo lý mặc dù được đi ăn học đàng hoàng. Cô Oanh hướng dẫn chúng em làm sao để trở thành những người con tốt; tôn trọng bố mẹ nhưng vẫn giữ được quan điểm sống của bản thân.


Điều quan trọng nhất trong buổi nói chuyện là cô Oanh đã dạy chúng em bài học về nhân cách trong mối liên hệ với việc giáo dục tính cách của hệ thống trường quốc tế CISS. Đó chính là bài học về lòng chính trực, lòng dũng cảm; tôn trọng; lòng biết ơn thông qua nhân vật Trương Ba. Bài học ý nghĩa nhất đối với tuổi trẻ chúng em là bài học về lẽ sống, về một lý tưởng sống phù hợp với thời đại 4.0, đúng như phát ngôn của Trương Ba “ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Mỗi người tồn tại và khẳng định bản thân đều khởi nguồn từ những ước mơ và khát vọng nhưng gốc rễ luôn bắt nguồn từ tình yêu thương, tâm lòng vị tha, nhân ái từ chiếc nôi ấm áp của gia đình.


Qua vở kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, chúng em đều học được những bài học ý nghĩa của bản thân trong hiện tại và tương lai khi chúng em có mục tiêu để xác định rõ “ Chúng em là ai? Chúng em SỐNG MỘT CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO để HẠNH PHÚC?"





870 lượt xem0 bình luận
bottom of page